Quy trình kiểm định xe nâng – bật mí những tiêu chuẩn quan trọng

Xe nâng nằm trong danh sách các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do pháp luật quy định. Việc kiểm định xe nâng định kỳ là yêu cầu bắt buộc để đảm bảo an toàn và hiệu suất của xe trong quá trình hoạt động.

Kiểm định xe nâng là gì ?

Kiểm định xe nâng là quá trình đánh giá toàn diện các yếu tố kỹ thuật, an toàn và tuổi thọ của xe nâng. Quá trình kiểm định an toàn này cần được thực hiện định kỳ và tuân thủ nghiêm ngặt quy trình. Việc này nhằm đảm bảo rằng xe nâng vẫn đáp ứng được các tiêu chuẩn an toàn và đảm bảo hiệu quả trong quá trình sử dụng.

Kiểm định xe nâng là yêu cầu bắt buộc
Kiểm định xe nâng là yêu cầu bắt buộc

 

Theo Thông tư số 36/2019/TT-BLĐTBXH, Ban hành danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động, bao gồm: 

1 Pa lăng điện; Palăng kéo tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
2 Xe tời điện chạy trên ray.
3 Tời điện dùng để nâng tải, kéo tải theo phương nghiêng; bàn nâng; sàn nâng; sàn nâng dùng để nâng người làm việc trên cao; tời nâng người làm việc trên cao.
4 Tời tay có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
5 Xe nâng hàng dùng động cơ có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên.
6 Xe nâng người: Xe nâng người tự hành, xe nâng người sử dụng cơ cấu truyền động thủy lực, xích truyền động bằng tay nâng người lên cao quá 2m.
7 Máy vận thăng nâng hàng; máy vận thăng nâng hàng kèm người; máy vận thăng nâng người; máy vận thăng sử dụng trong thi công xây dựng.

Chính vì vậy, việc kiểm định xe nâng đối với doanh nghiệp là việc cần thiết và bắt buộc. Mỗi doanh nghiệp sở hữu các loại xe nâng cần phải thực hiện kiểm định định kỳ. 

Khi nào cần kiểm định xe nâng

Xe nâng cần được kiểm định địnhkỳ
Xe nâng cần được kiểm định địnhkỳ

Có 3 thời điền cần thiết phải kiểm định xe nâng như sau: 

  • Kiểm định lần đầu tiên: Trước khi đưa vào sử dụng, xe cần được đánh giá tình trạng kỹ thuật theo các tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn chung để đảm bảo các tính năng quả xe vẫn hoạt động bình thường. 
  • Kiểm định định kỳ: đánh giá tình trạng kỹ thuật và an toàn của hệ thống để phát hiện ra vấn đề (nếu có)  và kịp thời xử lý, 
  • Kiểm tra bất thường: là hoạt động đánh giá tình trạng, kỹ thuật

Danh mục quy chuẩn và tiêu chuẩn thiết bị nâng cần đáp ứng.

  • QCVN25:2015/BLĐTBXH” Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động đối với xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng từ 1.000kg trở lên
  • QCVN22:2010/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chế tạo và kiểm tra phương tiện, thiết bị tháo dỡ
  • QCVN13:2011/BGTVT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với xe máy chuyên dùng.  
  • QTKĐ17:2016/BLĐTBXH – Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn xe nâng hàng. 
  • TCVN4244:2005 – Thiết bị nâng – Thiết kế, chế tạo và kiểm tra kỹ thuật. 
  • TCVN4755:1989 – Cần trục, yêu cầu an toàn đối với hệ thống thuỷ lực. 
  • TCVN5207:1990 – Máy nâng hạ, cẩu container – Yêu cầu an toàn 
  • TCVN7772:2007- Xe máy và thiết bị thi công di động.

Kiểm định xe nâng là kiểm định những gì?

Kiểm tra các bộ phận bên ngoài

Kiểm tra các bộ phân bên ngoài của xe nâng
Kiểm tra các bộ phân bên ngoài của xe nâng

Đây là bước đầu tiên trong quy trình kiểm định xe nâng. Các kỹ thuật viên sẽ kiểm tra toàn bộ bề mặt của xe nâng để phát hiện những dấu hiệu hư hỏng như vết nứt, biến dạng, hoặc hao mòn bất thường. Các yếu tố như khung xe, cabin, cần nâng, càng nâng, và bánh xe đều được kiểm tra kỹ lưỡng.

  • Khung xe và càng nâng: Các bộ phận này phải còn nguyên vẹn, không bị cong vênh hoặc nứt gãy, đảm bảo khả năng chịu tải.
  • Lốp xe: Lốp xe cần được kiểm tra độ mòn, áp suất và tình trạng tổng thể 
  • Đèn tín hiệu và cảnh báo: Đảm bảo các đèn chiếu sáng, đèn báo và còi hoạt động bình thường 

Kiểm tra hệ thống điện

Kiểm tra hệ thống pin xe nâng điện
Kiểm tra hệ thống pin xe nâng điện

Đối với các xe nâng điện, pin được xem là “trái tim” cung cấp năng lượng hoạt động cho xe. Do đó, không thể bỏ qua bước kiểm tra hệ thống điện trong quá trình kiểm định xe nâng. 

  • Pin: Kiểm tra các cổng kết nối, tình trạng pin, hệ thống BMS, vệ sinh để pin luôn sạch sẽ, tránh bụi bẩn. 
  • Hệ thống dây điện: Đảm bảo các dây điện không bị rò rỉ hoặc hỏng hóc để tránh nguy cơ chập cháy.
  • Công tắc và bộ điều khiển: Kiểm tra toàn bộ hệ thống công tắc và bộ điều khiển để đảm bảo xe nâng có thể vận hành một cách mượt mà và an toàn.

>> Xem thêm: Pin lithium cho xe nâng điện

Kiểm tra hệ thống phanh và trợ lực

Kiểm tra hệ thống phanh và thuỷ lực
Kiểm tra hệ thống phanh và thuỷ lực

An toàn của xe nâng phụ thuộc nhiều vào hệ thống phanh và trợ lực. Trong quy trình kiểm định xe nâng, phanh được kiểm tra kỹ lưỡng để đảm bảo rằng nó hoạt động đúng cách. Những yếu tố cần kiểm tra bao gồm:

  • Độ mòn của má phanh: Kiểm tra độ mòn và độ dày của má phanh. 
  • Dầu phanh: Kiểm tra mức dầu và chất lượng dầu phanh để tránh trường hợp hệ thống phanh hoạt động kém hiệu quả.
  • Hệ thống trợ lực lái: Đảm bảo rằng hệ thống trợ lực lái không có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc giảm khả năng trợ lực.

Kiểm tra hệ thống thuỷ lực

Hệ thống thủy lực là phần không thể thiếu của xe nâng, quyết định khả năng nâng hạ hàng hóa một cách an toàn và chính xác. Trong quy trình kiểm định xe nâng, kỹ thuật viên sẽ tập trung vào các yếu tố như:

  • Dầu thủy lực: Kiểm tra mức dầu và tình trạng dầu thủy lực, thay dầu nếu cần thiết 
  • Xi-lanh thủy lực: Đảm bảo rằng không có dấu hiệu rò rỉ dầu hoặc hư hỏng ở xi-lanh.
  • Bơm thủy lực: Bơm thủy lực cần được kiểm tra độ mài mòn và hiệu suất

Kiểm tra tải trọng và hệ thống cân bằng

Khả năng chịu tải và hệ thống cân bằng của xe nâng là yếu tố quan trọng giúp đảm bảo an toàn khi vận hành. Xe nâng được thiết kế với một mức tải trọng nhất định, nếu vượt quá mức này có thể gây nguy hiểm.

  • Kiểm tra tải trọng tối đa: Đảm bảo xe nâng hoạt động trong giới hạn tải trọng cho phép.
  • Hệ thống cân bằng: Xe nâng phải được kiểm tra độ ổn định và khả năng cân bằng khi nâng hàng ở độ cao khác nhau. Việc này giúp giảm nguy cơ lật đổ hoặc mất kiểm soát khi vận hành.

Với những tiêu chuẩn kiểm định khắt khe từ cơ quan chức năng, việc bảo dưỡng và kiểm tra định kỳ là cách tốt nhất để phát hiện sớm các hư hỏng tiềm ẩn, tránh những tai nạn không đáng có. Do đó, hãy luôn chú trọng đến việc kiểm định xe nâng đúng quy định và tìm đến những đơn vị cung cấp dịch vụ kiểm định uy tín để đảm bảo quá trình này được thực hiện một cách chính xác và hiệu quả nhất.

 

Để lại một bình luận