Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Mức phạt khi vi phạm

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Mức phạt khi vi phạm lỗi không có mũ là bao nhiêu? Mời bạn theo dõi bài viết để thấy đáp án chính xác nhất. 

Xe đạp điện được nhiều học sinh, sinh viên và bà nội trợ ưa chuộng vì thế kế nhỏ gọn, dễ dùng và tiết kiệm chi phí. Khi lưu thông trên đường, có không ít lần gặp trường hợp bị cảnh sát giao thông bắt và xử phạt. Nên nhiều câu hỏi đặt ra đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? Mức phạt bao nhiêu? Cùng phân tích vấn đề sau đây để có thể tham gia giao thông với xe điện chuẩn và an toàn nhất.

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không? 

Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không
Đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không

Xe đạp điện khoảng 5 năm trở lại đây đang trở lên vô cùng phổ biến, được nhiều người sử dụng. Vì thế các quy định về tham gia giao thông đối với dòng xe này cũng được đặc biệt quan tâm. Theo quy định tại mục 1.3, Phần 1, dựa trên Thông tư  39/2013/TT-BGTVT ban hành ngày 1/11/2013, giải thích về Quy chuẩn kỹ thuật về thuật ngữ xe đạp điện: 

Xe đạp điện – Electric bicycles, thuộc dòng xe điện vận hành một chiều hoặc có thiết kế thêm hệ thống bàn đạp hỗ trợ. Dòng xe có vận tốc tối đa là  25 km/h và công suất của động cơ điện không vượt quá 250W, tổng khối lượng xe đạp điện tính cả ắc quy không nặng quá 40kg.

Trong luật giao thông, quy định tại điểm 19 Điều 3 thì dòng xe đạp điện được phân vào nhóm phương tiện thô sơ. Cũng theo đó, dựa vào Nghị Định 171/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành. Người điều khiển và ngồi trên xe đạp điện không cần phải đăng ký biển số xe vì đây là phương tiện xe thô sơ 2 bánh cơ. 

Quan trọng nhất, Căn cứ theo khoản 2, Điều 31, Luật giao thông đường bộ năm 2008 nêu rõ. Người ngồi trên xe đạp điện buộc đội mũ bảo hiểm, cài quai khi tham gia lưu thông đúng theo quy định của pháp luật. Chính vì thế, đáp án cho vấn đề đi xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không chính xác là có.  Cả người điều khiển lẫn người ngồi trên xe đều phải đội mũ bảo hiểm theo tiêu chuẩn quy định.

>> Quy định về độ tuổi được phép đi xe đạp điện xe máy điện

Mức phạt khi vi phạm lỗi đi xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm

Ngày nay, xe đạp điện đã trở thành phương tiện di chuyển chính của đa số học sinh, sinh viên vì sử dụng nguyên liệu sạch. Tuy nhiên, người sử dụng xe nên tuân thủ theo các quy định của pháp luật để tránh mất tiền cũng như bảo vệ an toàn cho mình và người khác khi tham gia giao thông. Đối với người điều khiển xe đạp điện, nếu không đội mũ bảo hiểm sẽ chịu trách nhiệm với pháp luật và các chế tài xử lý vi phạm. 

Đi xe đạp điện không đội nón bảo hiểm bị phạt tiền từ 400.000 ngàn đồng - 600.000 ngàn đồng theo luật giao thông đường bộ hiện hành
Đi xe đạp điện không đội nón bảo hiểm bị phạt tiền từ 400.000 ngàn đồng – 600.000 ngàn đồng theo luật giao thông đường bộ hiện hành

Căn cứ quy định của Khoản 4, Điều 8, Nghị định 100/2019/NĐ-CP được sửa đổi và bổ sung tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP – 01/01/2022. Những trường hợp cá nhân điều khiển và được chở trên xe đạp điện sẽ bị xử phạt hành chính. Mức phạt dao động từ  400.000 đồng – 600.000 đồng áp dụng cho người điều khiển xe đạp điện mắc một trong các lỗi không đội mũ bảo hiểm sau:

  • Người điều khiển xe đạp điện không đội nón bảo hiểm cho người đi moto, xe máy hoặc có đội nhưng không cài quai đúng quy định khi lưu thông đường bộ.
  • Chở người ngồi trên xe đạp điện không đội mũ bảo hiểm cho người đi moto, xe máy hoặc đội nhưng không cài quai nón đúng quy cách. 

Người sử dụng xe đạp điện không đội nón bảo hiểm có thể được xem xét bỏ qua nếu chở người đi cấp cứu. Hoặc rơi vào các trường hợp đặc biệt như áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật… 

Như vậy, qua những phân tích, lập luận trên cho thấy dựa trên quy định mới nhất của pháp luật nêu ra cụ thể mức phạt của người điều khiển và được chở có thể bị phạt tiền từ  400.000 đồng –  600.000 đồng. Tất cả những người điều khiển xe máy điện đều phải đội mũ bảo hiểm, cài quai nón đúng quy cách, chỉ trừ những trường hợp ngoại lệ do pháp luật cho phép. 

Học sinh nên  xây dựng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông bằng phương tiện xe đạp điện
Học sinh nên  xây dựng ý thức đội mũ bảo hiểm khi tham gia lưu thông bằng phương tiện xe đạp điện

Ví dụ, khi tham gia giao thông đường bộ, bạn điều khiển xe đạp điện nhưng không đội mũ bảo hiểm sẽ đóng phí phạt 400.000 đến 600.000 đồng. Đối với người được chở, không đội mũ hoặc có đội nhưng không cài quai nón cũng chịu mức phạt tiền tương tự như người điều khiển xe. Như vậy, tổng số tiền cả hai vi phạm luật không đội nón bảo hiểm tương ứng là 800.000 đồng – 1.200.000 đồng.

Để tránh trường hợp “tiền rơi”, người điều khiển và ngồi sau xe đạp điện nên chấp hành luật giao thông đường bộ. Khi lưu thông trên đường, bắt buộc đội mũ bảo hiểm và cài quai nón đúng quy cách để bảo vệ tính mạng của mình và người xung quanh. 

Tầm quan trọng của mũ bảo hiểm khi lưu thông bằng xe đạp điện

Trên thực tế, khi tham gia lưu thông người điều khiển và ngồi sau tất cả các phương tiện từ xe đạp điện, xe máy điện, xe máy, xe ô tô nên có ý thức chấp hành giao thông. Hành động có ý thức này không những giúp bạn tránh sự kiểm tra cũng như xử phạt từ lực lượng chức năng. Mà nó còn đảm bảo sự an toàn cho chính bạn và những người đang lưu thông trên đường. Vì vậy, cần tuân thủ việc đội mũ bảo hiểm cũng như chọn mua mũ đúng chuẩn để có được sự an toàn tối ưu khi tham gia. 

Đặc biệt, đối với các em học sinh khi đi xe đạp điện mà không đội mũ bảo hiểm sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro. Vì khả năng điều khiển và sử dụng xe khi lưu thông trên đường của các em vẫn còn yếu, chưa nắm rõ ràng về luật giao thông đường bộ. Do đó, khả năng xảy ra va chạm là rất cao, nếu có nón bảo hiểm sẽ bảo vệ vùng đầu tốt nhất hoặc giảm các chấn thương xuống đáng kể. 

Đội mũ bảo hiểm là bảo vệ an toàn cho mình và người xung quanh
Đội mũ bảo hiểm là bảo vệ an toàn cho mình và người xung quanh

Theo thống kê, mỗi năm có đến 70% số tai nạn giao thông tại Việt Nam nhưng có tới ⅔ vụ liên quan đến chấn thương sọ não. Chính vì thế, việc đội mũ bảo hiểm cần được thực hiện ngay từ bây giờ, cho chính các em học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Điều này là việc làm cần thiết và cần phải tuân thủ tuyệt đối khi tham gia giao thông.

Bên cạnh việc xây dựng ý thức đội mũ bảo hiểm, bạn cũng nên chọn mua những sản phẩm đạt tiêu chuẩn chất lượng. Một vài gợi ý nhỏ để chọn đúng mũ bảo hiểm an toàn như sau:

  • Mũ bảo hiểm có khả năng chống chịu lực tốt khi va đập mạnh
  • Mũ nửa đầu nặng tối đa 1kg dành cho người lớn và với trẻ em không vượt quá 0.8kg. 
  • Mũ trùm đầu nặng tối đa 1.5kg với người lớn và không nặng quá 1.2kg đối với trẻ em.
  • Thiết kế mũ bảo hiểm không được có vật sắc, nhọn
  • Vỏ mũ cứng, không che khuất tầm nhìn, quai đeo có độ bền và co giãn đúng chuẩn. 
  • Có lớp kính chắn gió đúng kích thước và mũ bảo hiểm phù hợp với kích thước đầu. 

>> Bảng giá pin xe đạp điện xe máy điện mới nhất

Qua những phân tích trên, quý bạn đọc đã biết được đáp án chuẩn xác cho chuyên đề xe đạp điện có cần đội mũ bảo hiểm không. Tất cả người điều khiển và ngồi sau xe đạp điện buộc đội mũ bảo hiểm, trừ trường hợp đặc biệt nếu không sẽ bị xử phạt theo đúng luật hiện hành. Cách tốt nhất, khi tham gia lưu thông đường bộ, mọi người cần xây dựng ý thức đội mũ bảo hiểm để đảm bảo an toàn cho mình, người thân và xã hội.

Để lại một bình luận